Close Menu
wibutechwibutech
  • Tin tức
  • Thủ thuật
    • Android
    • iOS – iPhone
    • Windows
    • MacOS
    • Khác
  • Đánh giá
    • Laptop
    • Smartphone
    • Linh kiện máy tính
    • Âm thanh
    • Phụ kiện công nghệ
    • Nhiếp ảnh
      • Máy ảnh
      • Lens
  • Phần mềm
Có gì mới

TUF Gaming A2: Ổ Cứng Di Động Chống Sốc Cho Game Thủ Chuyên Nghiệp

23 Tháng 4

Bay Art Space: Không gian nghệ thuật thăng hoa cùng kết nối toàn diện từ ASUS ExpertWiFi

14 Tháng 4

Đánh giá Asus ExpertWiFi EBR63: Router Wi-Fi 6 phù hợp nhất cho tiệm cafe và các doanh nghiệp vừa, nhỏ

13 Tháng 3
Facebook X (Twitter) Instagram
Facebook X (Twitter) Instagram
wibutechwibutech
  • Tin tức
  • Thủ thuật
    • Android
    • iOS – iPhone
    • Windows
    • MacOS
    • Khác
  • Đánh giá
    • Laptop
    • Smartphone
    • Linh kiện máy tính
    • Âm thanh
    • Phụ kiện công nghệ
    • Nhiếp ảnh
      • Máy ảnh
      • Lens
  • Phần mềm
wibutechwibutech
Home » Làm thế nào để ứng dụng thành công sản xuất thông minh tại Việt Nam?

Làm thế nào để ứng dụng thành công sản xuất thông minh tại Việt Nam?

26 Tháng 61.759 Views
Share
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

Việt Nam đang nỗ lực tìm cách vượt khỏi mô hình sản xuất truyền thống. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới thực hiện tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương cho thấy 70% doanh nghiệp Việt Nam trong ngành chế biến và xử lý hiện vẫn đang sử dụng máy móc do con người điều khiển, 20% chế tạo thủ công, chỉ có 9% sử dụng máy móc được điều khiển bằng máy tính, và chưa đến 1% tận dụng công nghệ hiện đại như robot và sản xuất bồi đắp 3D.

Nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, một số nhà sản xuất ở Việt Nam kỳ vọng có thể tận dụng những lợi ích của “sản xuất thông minh”, là khái niệm hợp nhất công nghệ, dữ liệu, quy trình và tương tác của con người để cải thiện kết quả sản xuất.

Thứ nhất là nhiều doanh nghiệp và nhà sản xuất cho rằng họ đã đạt được cấp độ sản xuất thông minh qua việc áp dụng và triển khai công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc phân tích dữ liệu theo hình thức cuốn chiếu, khiến lợi ích của công nghệ bị giới hạn trong phạm vi khu vực sản xuất chứ không kết nối được với chuỗi giá trị kinh doanh ở quy mô lớn. Thứ hai, nhiều đơn vị vẫn còn đắn đo chưa áp dụng công nghệ mới, lo ngại về khả năng tương thích giữa các hệ thống, về vốn đầu tư lớn và không mở rộng được quy mô. Quả thực là có đến hơn ba phần tư số doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng với hai phần ba số doanh nghiệp lớn vẫn còn hoài nghi về lợi ích kinh tế của việc đầu tư vào công nghệ mới.

Hiểu được tính kết nối thực sự giữa công nghệ vận hành (OT) với công nghệ thông tin (IT)

OT như máy móc và thiết bị trong nhà xưởng xí nghiệp vốn không được nối mạng hay liên kết với nhau. Thường thì chúng là những hệ thống theo chiều dọc được sở hữu riêng, vận hành trong các lò chứa (silo) riêng biệt. Trong hầu hết mọi trường hợp, OT sẽ cần có người điều khiển để giám sát và quản lý việc lập trình và vận hành vật lý của mỗi thiết bị, do thiếu những tiêu chuẩn chung trên các hệ thống máy móc. Ví dụ như trong một nhà máy sản xuất xe hơi, dây chuyền lắp ráp toàn bộ không có bất cứ thông tin gì về bộ phận hàn điện thuộc khâu sản xuất trước đó. Các bộ phận này không có một “ngôn ngữ” chung để “nói chuyện” với nhau.

Intel

Giờ đây, nhờ vào những tiến bộ trong Internet vạn vật (IoT), kết nối giữa máy và máy, cũng như công tác phân tích dữ liệu, hai thế giới OT và IT cuối cùng cũng đã hội tụ với nhau. Từ khía cạnh doanh nghiệp, IT đang phá vỡ silo thông tin của OT bằng cách chia sẻ và xử lý dữ liệu được trao đổi trên toàn khu vực sản xuất, giúp nâng cao năng suất, tự động hoá và hợp lý hoá ứng dụng.

Mặc dù trước mắt đã có một số nhà sản xuất áp dụng và triển khai công nghệ mới nhằm cải thiện năng suất xí nghiệp, nhưng nhiều đơn vị lại dừng bước ở giai đoạn này mà không tận dụng lợi ích của hội tụ OT-IT vốn có thể áp dụng cả ngoài phạm vi sản xuất. Họ bỏ qua tác động to lớn của lãi và lỗ (P&L) khi xét từ khía cạnh kinh doanh, bất kể là từ những trường hợp sử dụng trong kinh doanh như tỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA), tối ưu hoá chất lượng hay sản lượng, và tối ưu hoá sản xuất.

Công nghệ mới và khả năng tương thích giữa các loại máy móc thiết bị mới chỉ là chặng đầu tiên trên hành trình sản xuất thông minh. Những bước đi kế tiếp sẽ là tác nhân khác biệt giúp kết nối xí nghiệp với doanh nghiệp thành một khối thống nhất và thực sự tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Sản xuất điều khiển bằng phần mềm – khi phân xưởng vận hành như một hệ thống CNTT

Sản xuất bằng phần mềm có nghĩa là máy móc và quy trình trên khắp khu vực sản xuất đều được cấu hình, giám sát và quản lý bằng phần mềm. Điều đó giúp nhà sản xuất tận dụng chức năng của phần cứng hiện hữu và cho phép một thiết bị phần cứng có thêm nhiều chức năng hoặc được chuyển hướng phục vụ những mục đích khác. Giống như cách điện thoại thông minh đã thay thế chức năng của điện thoại, máy ảnh và định vị GPS trên chỉ một thiết bị duy nhất vậy. Điều tương tự cũng đang diễn ra trong thế giới sản xuất, ở đó nhà sản xuất có thể vận hành các nhà máy, xí nghiệp của mình như một hệ thống CNTT.

Điều đó giúp tăng tính linh hoạt và lập trình nhanh hơn cho cả máy móc độc lập lẫn toàn bộ quy trình sản xuất, thông qua một giao diện điều khiển duy nhất. Các nhà sản xuất cũng có thể ảo hoá máy móc, thiết bị phần cứng để tạo ra bản sao kỹ thuật số trong môi trường tại chỗ hoặc trên đám mây, nhằm mô phỏng cách thức nâng cấp và ảnh hưởng phát sinh trên dây chuyền sản xuất. Với sự hỗ trợ của AI và công nghệ học máy trên vùng biên sản xuất, dữ liệu có thể được phân tích gần nơi thu thập, và có thể điều chỉnh gần như theo thời gian thực nhằm tối ưu hoá vận hành.

Dù vậy, vẫn còn một yếu tố bị nhiều nhà sản xuất bỏ qua, đó là sản xuất điều khiển bằng phần mềm cho phép chúng ta liên tục cập nhật và nâng cấp. Do đó, các nhà sản xuất phải không ngừng khám phá các công nghệ, ứng dụng và quy trình mới một khi đã thực hiện nâng cấp. Chỉ có liên tục thử nghiệm và điều chỉnh cơ sở sản xuất mới có thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp về lâu về dài.

Xây dựng kiến trúc cho tương lai của sản xuất thông minh

Muốn biến tương lai sản xuất thông minh thành hiện thực, điều quan trọng là phải có một kiến trúc cơ sở giúp đơn giản hoá hội tụ OT-IT và kích hoạt sản xuất điều khiển bằng phần mềm. Nhà sản xuất cần có một cơ sở cho phép thiết kế, điều chỉnh quy mô và thực hiện các chức năng riêng biệt trên một nền tảng hợp nhất tương tự như đám mây.

Cơ sở này đòi hỏi phải có những khối hợp nhất phần cứng và phần mềm để thống nhất các chức năng khác biệt bao gồm kiểm soát quy trình, ảo hoá và thu thập dữ liệu. Cụ thể là phải có hợp chất silicon phù hợp, được gia cố cho các ứng dụng công nghiệp có thể tập hợp nhiều ứng dụng khác nhau thay vì phải sử dụng nhiều CPU, GPU và bộ tăng tốc.

Dù vậy, tương lai của sản xuất thông minh chỉ có thể thành công nếu toàn bộ hệ sinh thái sản xuất, gồm cả các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM), xí nghiệp, nhà tích hợp hệ thống, v.v. có thể hợp nhất các công nghệ, dữ liệu, quy trình, và tương tác con người với nhau. Điều này đòi hỏi mọi lĩnh vực, ngành nghề trong hệ sinh thái sản xuất đều phải hoàn toàn tiếp nhận một hệ thống thống nhất mang tính mở, có khả năng lập trình toàn diện và được chuẩn hoá, nhờ đó nhà sản xuất có được sự lựa chọn, tính linh hoạt và khả năng tương thích để tối ưu hoá vận hành và thúc đẩy sáng kiến, bất kể họ đang làm việc với nhà cung cấp nào.

Đó mới chính là tương lai của sản xuất thông minh.

Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Telegram Email
Previous ArticleTrên tay Lenovo Legion Slim 5 – Đồ ngon không thể tưởng của nhà Lenovo
Next Article Review realme C53 – 1 sự lựa chọn chính hãng, dễ mua cho người lớn tuổi.

Related Posts

Tin tức

Bảo Mật Router WiFi: TP-Link Đứng Trước Nguy Cơ Bị Cấm Bán Tại Mỹ

20 Tháng 12
Tin tức

Mua ASUS Dual RX 7800 XT – Nhận liền tay voucher 200.000 VNĐ!

23 Tháng 119.106 Views
Tin tức

ASUS: Kỷ niệm một năm tiếp quản dòng sản phẩm NUC, đánh dấu mốc cuộc cách mạng công nghệ AI

28 Tháng 10
Tin tức

Nâng tầm trải nghiệm gaming với sức mạnh của ASUS Tại Levelup Gaming Center

17 Tháng 63.420 Views
Tin tức

Trên Tay ASUS ProArt GeForce RTX 4080 16GB GDDR6X

10 Tháng 6
Tin tức

COLORFUL EPOCH Series AI: Đơn giản hóa sự xuất sắc

5 Tháng 69.684 Views
Có thể bạn quan tâm
Linh kiện máy tính
Linh kiện máy tính 23 Tháng 4

TUF Gaming A2: Ổ Cứng Di Động Chống Sốc Cho Game Thủ Chuyên Nghiệp

23 Tháng 4

Bay Art Space: Không gian nghệ thuật thăng hoa cùng kết nối toàn diện từ ASUS ExpertWiFi

14 Tháng 4

Đánh giá Asus ExpertWiFi EBR63: Router Wi-Fi 6 phù hợp nhất cho tiệm cafe và các doanh nghiệp vừa, nhỏ

13 Tháng 3

Đánh giá ASUS ProArt Display OLED PA32UCDM: Màn hình QD-OLED 4K 240Hz đỉnh cao cho dân chuyên nghiệp và game thủ

1 Tháng 2

Wifi mở rộng trên các sản phẩm của ASUS – router cơ bản cũng có thể kết nối với router gaming

14 Tháng 1

Trên tay ASUS NUC 14 Pro: Mini PC nhỏ gọn với hiệu năng đáng chú ý nhờ chip Core Ultra

27 Tháng 12
Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest
  • Home

WibuTech
Thông tin liên hệ: media.wibutech@gmail.com

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.